Điện ảnh Việt: Những bước chuyển cùng thế giới ~ Dạy Vẽ Móng, Nail Hà Nội

Monday, December 31, 2018

Điện ảnh Việt: Những bước chuyển cùng thế giới

Năm 2000 Việt Nam lần đầu tiên đăng cai Liên hoan phim Châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 45, và đây được coi là dấu mốc quan trọng đối với điện ảnh nước nhà. Sau đó, từ năm 2010, Việt Nam bắt đầu tổ chức các kỳ LHP Quốc tế Hà Nội, và năm nay là năm thứ 5 tổ chức. Đồng thời với đó, điện ảnh chúng ta cũng tham dự các sân chơi điện ảnh quốc tế và có những giải thưởng. Tên tuổi của một số đạo diễn, nhất là những đạo diễn trẻ cũng dần được nhắc tới và khẳng định.

Phóng viên VOV đã có cuộc trao đổi với nhà phê bình, nhà văn, nhà báo Thiên Sơn, công tác tại Tạp chí Điện ảnh Việt Nam. Điện ảnh Việt – những bước chuyển động với khu vực và thế giới.

dien anh viet: nhung buoc chuyen cung the gioi hinh 1
LHP Quốc tế Hà Nội lần thứ 5 diễn ra vào tháng 10 vừa qua.

PV: Có thể nói từ hội nhập bây giờ đã trở nên quen thuộc. Riêng đối với điện ảnh, đây là xu thế không thể cưỡng lại được có phải không ạ?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Thật ra, bản thân điện ảnh là môn nghệ thuật có tính quốc tế rất cao. Nó được hình thành ở những nước phát triển và được du nhập vào Việt Nam. Trong bối cảnh nền văn hóa, nền kinh tế Việt Nam đang tiếp tục hội nhập với thế giới, thì xu hướng hội nhập về điện ảnh là một xu thế tất yếu. Một xu thế ngày càng mạnh mẽ.

PV: Như anh đã nhấn mạnh, hội nhập là một xu thế tất yếu và điện ảnh Việt Nam trong thời gian qua đã có những bước chuyển động để có thể ra với thế giới. Theo quan sát của chúng tôi, những LHP Quốc tế trong thời gian qua, điện ảnh Việt Nam cũng tham dự rất nhiều. Phải chăng đây là dấu hiệu tích cực so với thời gian trước, nó biểu hiện rõ ràng hơn?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Từ khi điện ảnh Việt Nam ra đời, tính từ khi có phim truyện đầu tiên năm 1959, phim Việt Nam đã bắt đầu đưa đến các nước XHCN. Chỉ có điều sau này, sau năm 1975 hay nhất là sau đổi mới, chúng ta bắt đầu xuất hiện ở nhiều LHP hơn như ở Pháp, Mỹ, Đức… Chúng ta đã đến tất cả những nước phát triển của thế giới chứ không phải những nước XHCN như trước đây nữa. Và xu hướng hội nhập toàn cầu hơn, sâu rộng hơn.

PV: Đồng thời với đó, số lượng phim cũng tăng lên và đội ngũ đạo diễn từ nước ngoài trở về làm phim cũng nhiều hơn. Có thể kể đến những tên tuổi như đạo diễn Lưu Huỳnh, Charlie Nguyễn, Victor Vũ… Phải chăng chính đội ngũ này cũng làm phong phú thêm, đa dạng thêm những bộ phim vốn do các đạo diễn trong nước thực hiện?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Thế hệ điện ảnh của chúng ta, nhất là những nhà đạo diễn, trước đây chủ yếu học ở Liên Xô, nhưng 10 năm trở lại đây, bắt đầu xuất hiện nhiều nhà làm phim người Việt ở nước ngoài về, nhất là ở Mỹ. Những bộ phim có thể coi là kiệt tác đầy tính điện ảnh và mang những đặc sắc của văn hóa Việt Nam trong đó, như Victor Vũ với “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”, “Mùa đu đủ xanh” của đạo diễn Trần Anh Hùng, “3 mùa” của Tony Bùi…

Các đạo diễn được học ở rất nhiều nơi trên thế giới, ở Mỹ, Pháp, Nga… làm cho điện ảnh của chúng ta thay đổi, thay đổi cả về màu sắc thẩm mỹ, thay đổi cả về chủ đề, cách khai thác và kết cấu của cốt truyện. Nó làm cho điện ảnh của chúng ta trở nên phong phú. Có thể nói về tư duy nghệ thuật, có bước chuyển mạnh mẽ so với trước rất nhiều.

PV: Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực mà các đạo diễn từ nước ngoài mang đến luồng sinh khí mới, mang đến sức sống mới, sự đa dạng hơn cho điện ảnh, yếu tố mà chúng ta không thể không tính đến đó là yếu tố thị trường, dường như họ cũng nhắm đến rất kỹ so với những phim đã sản xuất trước đây?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Những đạo diễn từ châu Âu có vẻ chú ý nhiều đến vấn đề nghệ thuật, những bộ phim mang màu sắc phim thể nghiệm. Những đạo diễn trở về từ châu Âu cũng không có nhiều tham vọng về thị trường. Còn một số đạo diễn trẻ từ Mỹ về, như Victor Vũ chẳng hạn, anh đã tạo nên một số chuyển động về mặt thị trường.

Khoảng 10 năm trở lại đây, hãng phim tư nhân của Việt Nam phát triển mạnh. Tất nhiên ta cũng phải thấy là trong quá trình hội nhập, phim nước ngoài vào rất nhiều, các hãng phim trong nước gặp rất nhiều khó khăn.

dien anh viet: nhung buoc chuyen cung the gioi hinh 2

PV: Các hãng phim nhà nước khó khăn, có vấn đề đặt ra là 5 năm trở lại đây, 100% phim phát hành là của tư nhân, còn phim nhà nước vắng bóng. Không quan trọng là phim do ai sản xuất, nhưng rõ ràng các hãng phim nhà nước không còn xuất hiện nữa, nhiều chuyên gia cũng nói rằng bây giờ thị trường điện ảnh bây giờ chỉ 1 màu. Toàn những phim thương mại, còn những phim nói về đất nước, về văn hóa con người dường như quá ít, hay phải nói là không có?

PC_Article_Middle

Nhà phê bình Thiên Sơn: Nói không có thì không hoàn toàn đúng, nhưng về cơ bản là nó bị chìm lấp, bị quên lãng. Khoảng 5-7 năm nay có một vài phim, nhất là 3 năm gần đây thì gần như không có phim. Và bây giờ chúng ta thấy trên thị trường phim xuất hiện những nhà làm phim mới, trẻ hơn nhiều. Tư duy của họ hoàn toàn khác, họ hướng vào thị trường. Nếu làm phim không có tiền, không thu được vốn thì họ sẽ phá sản. Gần như điện ảnh là ngành nghệ thuật chú ý nhiều nhất đến thị trường. Trong nhiều năm gần đây, phim Việt Nam đi vào những đề tài như đồng tính, hài, bạo lực, đi vào những chuyện về cá nhân con người. Thiếu những bộ phim chính luận, thiếu những bộ phim đặt những vấn đề của đất nước, thậm chí mang tính nhân văn mà chúng ta phải lưu ý, còn cảm giác đã nghèo nàn hơn so với trước.

PV: Hội nhập là xu thế tất yếu, trong đó, ngành điện ảnh cũng bước ra với thế giới. Nhưng để có thể ra thế giới, chúng ta phải có gì để giới thiệu với họ mà hiện tại, hầu như chỉ có những phim thị trường. Là người theo dõi ngành điện ảnh đã lâu, anh có cảm giác lo lắng không khi chúng ta cứ chạy theo những phim theo thị hiếu? Tất nhiên, bài toán doanh thu đặt ra bao giờ cũng là số 1 đối với các nhà sản xuất. Nhưng như thế liệu sẽ giới thiệu được gì từ nền điện ảnh của chúng ta?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Thật ra có một số các nhà làm phim trẻ như Phan Đăng Di, Nguyễn Hoàng Điệp…, họ cũng cố gắng đặt ra những vấn đề nghệ thuật, tư tưởng. Nhưng họ không nhận được nhiều sự hỗ trợ. Họ tự vận động nhiều hơn. Hầu hết các hãng phim tư nhân làm phim thị trường. Chúng ta có lo lắng cũng không được. Vì áp lực thu hồi vốn khi làm những bộ phim phải phân tích thị hiếu, làm thế nào để hấp dẫn, để có thể chiếu và thu lại được vốn ngay.

Nói chung nếu chúng ta để cho các nhà làm phim kinh doanh, họ phải đặt doanh thu lên đầu tiên. Nếu chúng ta muốn hỗ trợ cho các nhà làm phim nghệ thuật, chúng ta có những tài năng đấy, thì phải có biện pháp, có chính sách. Hiện nay chỉ có 1 hãng phim nhà nước, nhiều năm liền các nghệ sĩ không làm phim, không đào tạo để đưa vào đó những nghệ sĩ có thể tạo nên những bộ phim đi vào những vấn đề lớn, những vấn đề của dân tộc, của thời đại, những vấn đề của con người, những vấn đề thiết thân của xã hội thì nhà nước phải làm. Nhưng không hiểu tại sao trong mấy năm gần đây, nhà nước không làm. Các nhà quản lý điện ảnh không đặt vấn đề này ra và rõ ràng chúng ta thiếu vắng thật sự.

PV: Có một vấn đề đó là chúng ta mở cửa với thế giới, hội nhập nhưng làm sao để không bị lép vế, không bị thua ngay trên sân nhà trong lĩnh vực điện ảnh này, anh thấy sao?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Tôi theo dõi điện ảnh hơn 20 năm, thực tế, các hãng phim nhà nước dần dần không làm phim được nữa. Điều này rất đáng buồn. Hiện nay, trên 80% rạp phim nằm trong tay các nhà kinh doanh điện ảnh nước ngoài. Một đất nước gần 100 triệu dân, khoảng 13 thế giới về tăng trưởng thị trường điện ảnh, rạp phim nhập phim của nước ngoài, lợi nhuận của nước ngoài, quan niệm điện ảnh như một ngành nghệ thuật và có tác động đến tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của con người rõ ràng chúng ta buông lĩnh vực này, để người ta nhập phim vào, chiếu phim hoàn toàn dựa trên lợi nhuận, không quan tâm đến bản sắc, vấn đề nhân văn, vấn đề dân tộc, chúng ta phải xem lại.

dien anh viet: nhung buoc chuyen cung the gioi hinh 3
LHP Quốc tế Hà Nội là nơi hội tụ nhiều nhà làm phim trong và ngoài nước.

PV: Trở lại với vấn đề quen thuộc, chúng ta mở cửa, chúng ta đến với thế giới, khá chủ động khi điện ảnh Việt Nam cũng đăng cai những LHP quốc tế tổ chức tại nước mình. Như LHP quốc tế châu Á – Thái Bình Dương, các kỳ LHP quốc tế Hhà Nội. Năm nay lần thứ 5 tổ chức bắt đầu từ 2010. Vậy những cuộc LHP quốc tế do Việt Nam đăng cai tổ chức, mời bạn bè đến, giới thiệu những nền điện ảnh thế giới liệu có phải vượt qua những thông thường về tính chất hội hè hay vui vẻ để trở thành cú hích cho nền điện ảnh trong nước, một nền điện ảnh đang có nhiều tìm tòi đổi mới như chúng ta hay không?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Việc tổ chức các LHP quốc tế là một xu hướng tốt và đang mở rộng ra, số lượng phim tăng lên rất nhiều. Chúng ta có thể mời các đạo diễn, các nhà làm phim đến đây để chấm giải, trao giải. Tôi nghĩ đó là cơ hội để cọ xát, để các nhà điện ảnh Việt Nam được học hỏi cách làm việc, các nhà phê bình, nhà làm phim có thể xem thêm các bộ phim mới nhất của thế giới. Chỉ có điều LHP này chủ yếu vẫn nằm ở Hà Nội, thì phải làm sao đó để người dân được hưởng thụ những giá trị văn hóa trong đó có điện ảnh. Thực ra vẫn rất nhỏ hẹp và vẫn bị che lấp bởi những sự kiện khác.

Đó là điều đáng tiếc. Nên đưa vào, nhưng vấn đề quảng bá, làm cho người ta thấy ý nghĩa của các sự kiện, cho người ta thấy được rằng tư duy điện ảnh thế giới bây giờ đến mức độ nào đó là những vấn đề mà chúng ta cần phải làm.

PV: Trong xu thế mở cửa, hội nhập thế giới có rất nhiều bộ phim khai thác bối cảnh Việt Nam, gần đây nhất là “Kong”, do 1 đạo diễn trẻ người Mỹ sang quay ở nước ta, gây được tiếng vang. Đây là sự khởi đầu thuận lợi, liệu việc chúng ta mời các nhà điện ảnh tên tuổi thế giới sang Việt Nam, chọn bối cảnh nước ta, liệu có phải dấu hiệu tốt cho ngành điện ảnh, đồng thời quảng bá du lịch nước ta?

Nhà phê bình Thiên Sơn: Điện ảnh, hội nhập trong đó có việc các nhà làm phim thế giới đến Việt Nam quay, cái đó có tính quảng bá mạnh hình ảnh Việt Nam tới thế giới. Vì bộ phim chúng ta vừa nhắc đến, quay những cảnh rất đẹp, cực kỳ ấn tượng. Cảnh ở Ninh Bình, Hạ Long. Trong hội nhập điện ảnh nói chung, các nhà làm phim đến để đưa bối cảnh Việt Nam lên phim, một bộ phim được chiếu ở hàng chục nước trên thế giới, hàng triệu người xem, hình ảnh Việt Nam được quảng bá, tôi nghĩ đấy có thể gọi là lợi ích khi chúng ta hội nhập. Đấy là một khía cạnh của hội nhập điện ảnh./.

VOV6

0 nhận xét:

Post a Comment

 
loading...

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong