‘Nhồi’ chữ trước lớp 1: Giải tỏa áp lực của người lớn là chủ yếu? ~ Dạy Vẽ Móng, Nail Hà Nội

Saturday, May 28, 2016

‘Nhồi’ chữ trước lớp 1: Giải tỏa áp lực của người lớn là chủ yếu?

Lo con không theo kịp bạn bè; lo con bị cô đánh giá “dốt”… là một vài trong số vô vàn những lý do khiến các bậc cha mẹ chạy đôn chạy đáo “nhồi” chữ cho con trước khi vào lớp 1. Bạn đọc của NTNN, trong đó có rất nhiều các chuyên gia kinh nghiệm chia sẻ một góc nhìn khác về vấn đề này.

Bé “bận” nhiều việc hơn là học chữ

“Khi có quy định 6 tuổi vào lớp 1, các nhà khoa học, tâm lý học đã tính toán đến hết độ mềm dẻo, thuần phục của cơ tay, khả năng chú ý, khả năng tư duy… phù hợp nhất của trẻ. Nhiều mẹ cho rằng giờ còn rảnh rang, đi học dần cho thoải mái, sau này vào lớp 1 đỡ áp lực. Suy nghĩ như thế là chưa đúng.

Ở độ tuổi này, bé không hề “rảnh rang” đâu, “bận” nhiều việc lắm: Bận ăn, bận lớn, bận quan sát và hỏi… Niềm vui của con khi đến trường, cảm xúc của con khi được cô giáo lớp 1 nắn nót dạy những con chữ đầu tiên, điều đó có ý nghĩa hơn việc cho con học trước để có những chữ ngay hàng, thẳng lối. Những ngày đầu tiên đi học, chữ có xấu một chút, bài kém một chút cũng không sao. Trẻ con không để ý đến điều đó, chỉ tại bố mẹ để ý nên chúng mới lo lắng thôi. Đừng vội vàng, đừng “nhốt thiên thần trong 26 chữ cái”.

(Chị Phan Hồ Điệp – Giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt (ĐH Sư phạm Hà Nội, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam)

Áp lực do chính bố mẹ nghĩ ra

“Việc dạy trước chữ cho trẻ là không cần thiết. Con trẻ có tận 5 năm để làm quen dần với việc học hành. Trong Luật Giáo dục, 5 năm tiểu học chủ yếu là để cho học sinh làm quen. Áp lực của việc biết chữ trước hay không là do bố mẹ nghĩ ra.

Vào lớp 1, bé sẽ được dạy chữ từ đầu nên việc học trước là không cần thiết (ảnh minh họa). ảnh: Đàm Duy

Không học chữ trước ban đầu có thể trẻ sẽ gặp khó khăn hơn những bạn đã học chữ, nhưng trẻ có được sự hào hứng, đam mê khám phá để tìm hiểu. Những trẻ được học chữ trước dần dần sẽ hình thành tính chủ quan, không chú tâm vào bài học, đôi khi còn quậy phá, làm ồn lớp học. Vậy cha mẹ đừng quá lo lắng khi vào lớp 1 con mình chưa biết chữ”.

(TSVũ Thu Hương – Giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội)

Nên học không quá 30 phút/ngày

“Tôi không đồng tình với việc dạy con trước khi vào lớp 1, vì việc đó không cần thiết. Như tại trường tôi đang dạy, khi vào học lớp 1, trong lớp có bé biết chữ rồi, có bé chưa biết, không sao cả, vì các cô giáo sẽ dạy từ đầu cho các con.

Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần chuẩn bị tâm lý cũng như vài kỹ năng cơ bản để con khỏi bỡ ngỡ trong môi trường mới. Ví dụ, bố mẹ có thể cho con làm quen với chữ cái hoặc ghép vần đơn giản. Tất nhiên, phải luôn tôn trọng cảm xúc của trẻ, cho con vừa học vừa chơi khoảng 30 phút/ngày và nên dừng lại ngay nếu trẻ không thích hoặc không hợp tác”.

(Cô giáo Nguyễn Thị Hiền – giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Wellspring Hà Nội)

Tiêu diệt đam mê của trẻ

“Học chữ trước sẽ tiêu diệt niềm đam mê học tập của trẻ, vì khi đã biết chữ, bé sẽ không còn hứng thú học nữa. Điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần làm trước khi con vào lớp 1 là trang bị các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp… Bởi trong môi trường mầm non, bé được các cô “phục vụ” từ A – Z, nhưng lên tiểu học, mọi sinh hoạt, nền nếp bị thay đổi hoàn toàn, áp lực tăng lên, học nhiều hơn chơi, phải giao tiếp với bạn bè ở trường mới…”.

(Thạc sĩ Lê Thị Lan Anh – Viện trưởng Viện Phát triển giáo dục và trí tuệ Việt)

Con tôi cứ đuối mãi thì sao?

“Cá nhân tôi không muốn cho con học trước chút nào. Nhưng tôi lại rất sợ con bị đuối khi vào học lớp 1 cùng các bạn, vì tôi thấy bạn nào cũng đi học, đọc, viết, tô chữ được rồi mà con mình chưa biết gì. Chỉ sợ cháu học đuối so với các bạn, nảy sinh tâm lý tự ti, mặc cảm, rồi cứ thế đuối mãi trong các năm học tiếp theo. Tôi nghĩ, nếu thực sự việc dạy trước chữ cho con là không cần thiết thì ngành giáo dục cũng cần có cách nào để giám sát việc dạy trong năm học đầu đời cho các con, tránh tình trạng thầy cô lơ là hoặc “không thích” dạy trẻ chưa biết chữ”.

0 nhận xét:

Post a Comment

 
loading...

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong