Bộ Y tế cấp tốc chỉ đạo các tỉnh phòng chống bệnh não mô cầu ~ Dạy Vẽ Móng, Nail Hà Nội

Monday, February 29, 2016

Bộ Y tế cấp tốc chỉ đạo các tỉnh phòng chống bệnh não mô cầu

Hiện bệnh viêm màng não mô cầu đã xuất hiện tại 7 tỉnh thành trên cả nước và đã ghi nhận trường hợp tử vong vì bệnh này. Với diễn biến nhanh bệnh nhân có thể bị tử vong trong vòng 24 giờ.

Trao đổi với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới vào chiều 26.2, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định hiện nay trên cả nước đã có 7 tỉnh xuất hiện dịch bệnh não mô cầu, gây nguy hiểm đến tính mạng người dân. Nhằm chủ động trong công tác phòng chống bệnh do não mô cầu gây nên, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã có công văn gửi các tỉnh trên cả nước tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh do não mô cầu.

Theo ghi nhận, các trường hợp mắc bệnh rải rác tại một số tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Sơn La, Hòa Bình, Gia Lai, Nam Định, Lạng Sơn, Hải Dương… trong đó đã có trường hợp tử vong. Đây là căn bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, có thể dẫn tới tử vong hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề. Điều nguy hiểm chính là diễn biến của bệnh rất nhanh, chỉ cần trong vòng 24 giờ thì bệnh nhân đã tử vong nếu không cứu chữa kịp thời. Tính chất nguy hiểm của bệnh cũng do lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da, đồ dùng, dụng cụ hằng ngày như ly, tách, điện thoại. Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học cũng có nguy cơ lây truyền cao.

Là căn bệnh nguy hiểm nhưng bệnh não mô cầu lại có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắc xin. Vì thế Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên đi tiêm vắc xin phòng bệnh não mô cầu nhóm A, B và C. Vắc xin này có thể tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tiêm 1 liều duy nhất, nhắc lại 3 năm một lần.

Cục Y tế dự phòng cũng chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cần tăng cường các hoạt động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh do não mô cầu, các ổ dịch mới phát sinh. Đặc biệt, khi phát hiện các ca bệnh cần nhanh chóng cách ly, theo dõi người tiếp xúc gần để uống thuốc dự phòng, hạn chế biến chứng và tử vong, thông báo kịp thời cho Trung tâm Y tế dự phòng để điều tra, xử lý ổ dịch. Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng bệnh cho người dân.

Các nhân viên y tế làm việc nơi đông người, gần người bệnh hoặc tại ổ dịch cần đeo khẩu trang, vệ sinh mũi họng thường xuyên bằng muối sinh lý, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, vệ sinh môi trường, làm thông thoáng nơi ở, nơi làm việc.

Triệu chứng bệnh viêm màng não mô cầu

Diễn biến của bệnh nhanh, và quái ác, bệnh ít gặp nhưng hậu quả để lại rất nặng nề, thời gian chẩn đoán và điều trị chỉ trong vòng một ngày.

Triệu chứng sớm

– Sốt cao 39-40 độ C.

– Buồn nôn và ói.

– Cáu gắt, ăn không ngon hoặc bỏ ăn.

– Đau đầu, chóng mặt.

– Đau họng, chảy nước mũi.

Triệu chứng đặc hiệu (xuất hiện muộn)

– Xuất hiện ban đỏ vùng da mỏng, đầu chi.

– Cứng gáy, đau cổ, co cứng.

– Sợ ánh sáng.

– Mê sảng, lú lẫn.

– Co giật kiểu động kinh.

– Mất ý thức, rối loạn cảm giác.

Đường lây nhiễm

Những hoạt động hàng ngày có thể lây truyền bệnh như: Dùng chung ly, tách uống nước, sống trong khu tập thể, cắm trại, nhà trường, nhà trẻ, sinh hoạt cộng đồng, người hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá…

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm màng não mô cầu

Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu nhưng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Chăm sóc cấp cứu ban đầu

– Cho uống thuốc hạ sốt.

– Đặt bệnh nhân nằm nơi ánh sáng dịu (hơi tối).

– Nếu bệnh nhân ói đặt bệnh nhân nằm nghiêng để tránh hít chất nôn vào phổi.

– Đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Phương pháp phòng bệnh viêm màng não mô cầu

– Tiêm vác xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh viêm màng não mô cầu.

– Vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu Meningo (A+C) tiêm khi trẻ được 2 tuổi và người lớn, sau đó cứ 3 năm tiêm nhắc lại một lần.

Nếu con bạn chưa được tiêm  vắc xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu hãy đưa trẻ đến các địa điểm tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì?

Bệnh khởi phát đột ngột với đau đầu dữ dội, sốt, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng và cổ cứng. Các dấu hiệu khác đi kèm thường là mê sảng, hôn mê và co giật. Ban xuất huyết nhỏ trên da là dấu hiệu quan trọng, tuy nhiên ở trẻ nhỏ khởi phát bệnh có thể âm ỉ, cổ không cứng mà mềm. Các dấu hiệu khác như vật vã, nôn, ban xuất huyết có thể xuất hiện muộn hoặc không rõ ràng.

Biến chứng của bệnh là gì?

Ở trẻ em, bệnh có tỉ lệ tử vong khoảng 50% nếu không được điều trị; còn điều trị sớm tỉ lệ tử vong vẫn còn 5% đến 10%. 10% – 15% số trường hợp qua khỏi những vẫn phải chịu biến chứng như tâm thần, điếc, liệt, động kinh. Những trường hợp nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu có shock và ban xuất huyết hoại tử gọi là tử ban tuy ít gặp hơn viêm màng não nhưng lại nặng hơn và tử vong cao hơn.

Điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu như thế nào?

Vì bệnh viêm màng não do não mô cầu thường gây tử vong, những người bị bệnh não mô cầu đều phải chuyển đến bệnh viện để điều trị. Có một số kháng sinh hiệu quả trong điều trị. Việc nhiễm bệnh được chẩn đoán bằng cách thử máu hoặc thử dịch tủy sống của bệnh nhân.

Những người có tiếp xúc gần gũi với một người bị bệnh não mô cầu nên:

– Được bác sĩ cho toa mua thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt để ngăn ngừa bệnh não mô cầu.

– Hãy trông chừng những triệu chứng của bệnh não mô cầu trong 10 ngày sau lần tiếp xúc mới nhất với người bệnh, ngay cả khi họ đã dùng thuốc kháng sinh để phòng nhiễm bệnh.

Phương pháp phòng bệnh viêm não mô cầu

Hiện có các loại vắc xin phòng bệnh đối với týp A, C, Y, và W135. Khống chế dịch dựa vào giám sát tốt để phát hiện và điều trị sớm. Tiêm vắc xin týp A và C đạt tỷ lệ 80% có thể phòng được dịch. Những vắc xin này không có hiệu quả đối với trẻ nhỏ, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi và chỉ bảo vệ trong một khoảng thời gian nhất định.

Cách phòng tránh tốt nhất là hạn chế tiếp xúc về đường hô hấp như không nên tập trung nơi đông người, thường xuyên vệ sinh răng miệng. Khi hắt hơi hay ho cần lấy khăn che miệng, hoặc đeo khẩu trang khi bị viêm đường hô hấp. Trẻ cần được giữ ấm. Cách phòng tránh đặc hiệu là rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để ngừa vi khuẩn.

Đây là bệnh đã có vắc xin và có thể tiêm phòng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Một mũi vắc xin có khả năng ngừa bệnh trong vòng ba năm. Vắc xin đang sử dụng tại Việt Nam là của Pháp sản xuất có giá 150.000-160.000 đồng/liều. Sau khi tiêm vắc xin 7-10 ngày, nồng độ kháng thể đạt tới mức đủ để bảo vệ người được tiêm.

Lưu ý: Vắc xin không có hiệu quả đối với trẻ quá nhỏ vì thế không tiêm chủng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

856d3e22d1bc0fimg Bộ Y tế cấp tốc chỉ đạo các tỉnh phòng chống bệnh não mô cầu

Kinh hoàng cảnh mẹ con đười ươi bị thiêu khét lẹt

Là nạn nhân trong một vụ đốt rừng làm nương, mẹ con đười ươi bị thiêu khét lẹt, chết thảm khốc. ảnh minh họa Cảnh tượng thảm khốc mẹ con đười ươi bị thiêu khét lẹt cùng với một con đười ươi…
maria ozawa chieu fan blogtamsuvn 2 Bộ Y tế cấp tốc chỉ đạo các tỉnh phòng chống bệnh não mô cầu

“Thánh nữ” Maria Ozawa chiều fan đến mức nào

Chính vì thế mà Maria Ozawa được fan nam “tha thứ” khi đâm xe. Maria Ozawa là một trong những ngôi sao phim người lớn nổi tiếng nhất của Nhật Bản. Mức độ nổi tiếng của cô không chỉ là gói gọn trong phạm vi…
tainanxehanoi Bộ Y tế cấp tốc chỉ đạo các tỉnh phòng chống bệnh não mô cầu

Tài xế xe Camry gây tai nạn làm 3 người tử vong ra trình diện

Tài xế khai nhận, do anh đạp nhầm chân ga nên chiếc xe Camry đã vọt lên, gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng. Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào sáng nay (29/2), khi một chiếc ô tô Camry BKS 29A – 866.23 lưu thông…

0 nhận xét:

Post a Comment

 
loading...

Day Noi Mi | Hoc Noi Mi | Noi Mi Dep | Noi Mi Lan Anh | Dạy Nối Mi | Day Noi Mi Mat | Day Noi Mi Dep Tu Nhien | Day Noi Mi Ha Noi | Day Ve Mong